Thursday, June 16, 2016

Lý thuyết ÔTô: Trọng lượng của xe, tính năng của xe cơ giới

1. TRỌNG LƯỢNG CỦA XE 

- Trọng lượng khô – trọng lượng của bản thân xe (lốp dự phòng không tính). 
- Trọng lượng ướt – là trọng lượng của bản thân xe đã nạp đầy đủ dầu bôi trơn, dầu thủy lực, nhiên liệu, nước làm mát và những trang thiết bị phụ trợ: lốp dự phòng, dụng cụ đồ nghề… 
- Tổng trọng lượng của xe – là tổng trọng lượng ướt của xe và tải trọng hữu ích (hành khách, hàng hóa chuyên chở trên xe). 
- Khối lượng treo – phần khối lượng được đặt trên các bộ đàn hồi của hệ thống treo bao gồm: KL của khung, vỏ và các bộ phận lắp đặt trên đó, một phần khối lượng của hệ thống treo.
- Khối lượng không được treo – bao gồm khối lượng của các bánh xe và khối lượng của các bộ phận thuộc hệ thống treo không được đặt trên các bộ phận đàn hồi. 
- Trọng lượng bám của xe là phần trọng lượng có phương vuông góc với mặt đường. 
Gj = G. cosa 

1.2. TRỌNG TÂM CỦA XE
- Trọng tâm (T) của xe là điểm đặt hợp lực của lực hút của trái đất tác dụng lên xe. 
- Chiều cao trọng tâm (hg) - khoảng cách từ trọng tâm đến mặt đường. 
- Tọa độ trước (a) - khoảng cách từ trọng tâm đến mặt phẳng ngang đi qua đường tâm cầu trước. 
- Tọa độ sau (b) - khoảng cách từ trọng tâm đến mặt phẳng ngang đi qua đường tâm cầu sau. 
- Tọa độ phải (c) - khoảng cách từ trọng tâm đến mặt phẳng dọc của bánh xe bên phải nhìn từ phía sau xe. 
- Tọa độ trái (d) - khoảng cách từ trọng tâm đến mặt phẳng dọc của bánh xe bên trái nhìn từ phía sau xe. 


CHÚ THÍCH: 
T - trọng tâm; hg - chiều cao trọng tâm; 
a,b – khoảng cách từ trọng tâm đến mp đi qua tâm cầu trước, tâm cầu sau;
Z1, Z2 - phản lực pháp tuyến của mặt đường tác dụng lên bánh xe bị động, chủ động ;
Pk – lực kéo;
Pf1, Pf2 – lực cản của bánh xe bị động và chủ động;
Mk – mô men kéo của bánh xe chủ động. 

1.3. VÙNG TIẾP XÚC VÀ TÂM TIẾP XÚC CỦA BÁNH XE 





Gb: trọng lượng phân bố lên bánh xe. 
Z – lực đỡ của b xe. PY, Y- lực ngang 
1- vùng tiếp xúc. 
2- tâm tiếp xúc 

1.4. LỰC BÁM VÀ HỆ SỐ BÁM 
- Lực bám (Pj) là lực chống lại hiện tượng trượt của bánh xe trên mặt đường. 
Pj = j.Z = j.Gj 
- Hệ số bám (j) là đại lượng đặc trưng cho khả năng bám (hay khả năng chống lại hiện tượng trượt) của bánh xe trên mặt đường. 
· Hệ số bám dọc (j x): chống lại hiện tượng trượt trong mp dọc. 
                           j     P. max

  Gj




Hệ số bám ngang (jy): chống lại hiện tượng trượt trong mp dọc

                            j    Ymax
  Gj



 Pk. max  - lực kéo cực đại;  Yma x - phản lực
ngang cực đại; Gj- trọng lượng bám).                               

Điều kiện để bánh xe chủ động không bị trượt quay:

Pk.max £ Pj
Þ      Mk.max /r£  j.Z  = j.Gj

Trong đó:
Pk.max - lực kéo tiếp tuyến cực đại của bánh xe chủ động ( Pk - lực kéo tiếp tuyến » lực mặt đường tác dụng lên bánh xe) 
Mk.max - mô men xoắn cực đại truyền tới b. xe chủ động. 
- Z là phản lực của mặt đường lên b.xe chủ động 
( rb - bán kính làm việc trung bình của bánh xe; j - hệ số bám; Gj - trọng lượng bám) 

HỆ SỐ BÁM THỰC NGHIỆM 


Loại đường và tình trạng mặt đường
Hệ số bám dọc
j x. max
j x.s
·    Đường nhựa và đường bê tông khô
0,8 - 0,9
0,75
·    Đường nhựa ướt
0,5 - 0,7
0,45 - 0,6
·    Đường bê tông ướt
0,8
0,7
·    Đường sỏi đá
0,6
0,55
·    Đường đất khô
0,68
0,65
·    Đường đất ướt
0,55
0,4 - 0,5
·    Đường phủ tuyết
0,2
0,15
·    Đường phủ băng đá
0,1
0,07

jx.Hệ số bám dọc phụ thuộc độ trượt của bánh xe chủ động với mặt đường. 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ SỐ BÁM 

Áp suất lốp-a; Vận tốc xe-b; Tải trọng phân bố lên bánh xe-c; 
Độ trượt giữa bánh chủ động và đường-d. 

1.1.5. TÍNH NĂNG CỦA XE CƠ GIỚI 
TNXCG Là thuật ngữ biểu đạt các tính chất đặc trưng của xe cho phép khai thác nó một cách có hiệu quả trong những điều kiện vận hành khác nhau. 

Hoặc tính năng của xe đặc trưng cho chất lượng của xe nhìn từ góc độ sử dụng. 

Có 7 tính năng cơ bản: 
1, Tính năng động lực học: tăng, giảm tốc, leo dốc và Vmax khi chạy thẳng.  
2, Tính năng kinh tế năng lượng (tính kinh tế nhiên liệu). 
3, Tính năng điều khiển – TN quay vòng - TN lái hoặc TN dẫn hướng (Đặc trưng cho sự quay vòng nhẹ nhàng, khả năng ổn định chuyển động thẳng).  
4, Tính năng phanh – khả năng đảm bảo cho S tính từ thời điểm bắt đầu phanh cho đến thời điểm xe dừng hẳn là ngắn nhất có thể và khả năng duy trì quỹ đạo của xe theo ý muốn của người lái trong quá trình phanh.  
5, Tính năng ổn định – khả năng đảm bảo cho xe không bị lật và trượt trong những điều kiện vận hành khác nhau.  
6, Tính năng việt dã (TNVD) – còn gọi là tính năng thông qua – là khả năng chuyển động của xe trong điều kiện đường xấu, không có đường hoặc khi vượt qua các vật cản.[khả năng thông qua: là khả năng di chuyển trong các điều kiện sử dụng khác nhau của xe máy - Máy xây dựng ]
· Xe có TNVD trung bình-hoạt động tốt trên đường cứng.
· Xe có TNVD cao có thể hoạt động tốt trên các loại đường xấu hoặc cả khi không có đường;
· Xe có TNVD rất cao có tất cả các cầu là chủ động và thường được trang bị lốp đặc biệt, vi sai tự gài, phao, chân vịt, v.v. hoạt động trong khu vực không có đường, vượt vật cản, lội nước…). 
7, Tính năng tiện nghi – là khả năng đảm bảo cho người lái và hành khách ít bị mệt mỏi, đi lại dễ dàng trong quá trình vận hành của xe. 


No comments:

Post a Comment